Tiếng Việt | English
Tin mới nhất
  Xem tiếp »  
 
Trang chủ Nhà đầu tư Đăng ký đầu tư Hỗ trợ - tư vấn Liên hệ
 
 
Giới thiệu IZICO
Giới thiệu
Chức năng - Nhiêm vụ
Quy trình đầu tư
Thông tin & sự kiện
Đăng ký đầu tư
KCN Phú Mỹ I
KCN Đông Xuyên
Tư vấn - Hỗ trợ
Cơ hội nghề nghiệp
Thông báo
 
Thăm dò dư luận 
 
Theo bạn, hệ thống website IZICO như thế nào?
 
Tuyệt vời
Tốt
Khá
Trung bình
Kém
Quá tệ
Ý kiến khác
 
 
 
Khó tuyển người; dễ mất người
Khó tuyển người; dễ mất ngườiCác ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động, đặc biệt là lao động chất lượng cao và khó khăn trong việc tìm lao động thay thế vì hiện tượng “chảy máu chất xám” tại các doanh nghiệp.

NƠI NÀO CŨNG THIẾU

Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có 9 khu công nghiệp, trong đó 7 khu đã đi vào hoạt động ổn định, 2 khu mới thành lập và sắp tới sẽ tiếp tục thành lập thêm 3 khu công nghiệp. Cùng với sự phát triển các khu công nghiệp, nhu cầu về nguồn nhân lực cho sản xuất công nghiệp cũng tăng, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Nhu cầu cao, nhưng khả năng cung ứng lại không đủ, vì vậy các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dù đã tạo nhiều điều kiện ưu đãi nhưng vẫn khó tìm được lao động đạt yêu cầu tại địa phương. Ngay cả các ngành công nghiệp chỉ cần lao động phổ thông như: May mặc, da giày, chế biến thủy sản vẫn khó khăn trong việc tuyển dụng. Có những doanh nghiệp cần đến hàng ngàn lao động ở trình độ thấp, nhưng cũng không có. Thực tế tại Công ty Prime Asia trong Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 là doanh nghiệp chuyên sản xuất các phụ liệu cho các hãng giày nổi tiếng thế giới như Adidas, Nike cũng đang thiếu gần 200 lao động phổ thông nhưng không thể tuyển được người tại địa phương. Hiện, lao động của công ty chủ yếu đến từ các tỉnh miền Trung, Đồng Nai, Bình Dương. Mặc dù công ty đưa ra các chế độ ưu đãi như bao ăn, ở tại chỗ cộng với mức lương từ 600.000-900.000 đồng/người/tháng, nhưng cũng không thu hút được lao động địa phương. Còn các doanh nghiệp dệt may lại phải đối mặt với tình trạng công nhân bỏ việc sang làm tại các doanh nghiệp có mức lương cao hơn, gây khó khăn cho việc kiểm soát và tổn thất về chi phí đào tạo cho công nhân mới…

Một doanh nghiệp trong ngành công nghiệp dầu khí như Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đã có tiếng tăm về đội ngũ lao động chất lượng cao, nhưng mấy năm gần đây cũng đang thiếu nhiều lao động trẻ trong ngành tự động hóa. Doanh nghiệp này đang đối mặt với việc lao động chất lượng cao có xu hướng nghỉ việc để sang làm tại các công ty dầu khí khác đóng trên địa bàn tỉnh.

Công ty thép VinaKyoei trong năm 2006 cũng đối mặt với tình trạng này. Ông Nguyễn Hoàng Ân, Phó phòng Tổng vụ và Quản đốc chất lượng của công ty cho biết, hiện VinaKyoei có 200 lao động làm việc ở mọi bộ phận, chất lượng lao động của công ty khá cao, với 45 người có trình độ đại học, 32 người có trình độ trung cấp còn lại là lao động phổ thông. Nhưng năm 2006 vừa qua, số lao động nghỉ việc chuyển sang các doanh nghiệp khác tăng đột biến ở mức 10% tổng số lao động (hàng năm con số này chỉ khoảng 5%).

KINH NGHIỆM TÌM NGƯỜI

Một kinh nghiệm mà Tập đoàn sản xuất xi măng Holcim áp dụng trong việc tìm nhân lực cho mình là đào tạo, liên kết đào tạo. Hàng năm Holcim tìm hiểu chất lượng sinh viên tại các trường đại học Kinh tế, Kỹ thuật, Bách khoa… và “đặt hàng” ngay với nhà trường và chính các sinh viên có thành tích học tập cao. Holcim sẽ hỗ trợ các sinh viên cho đến khi ra trường và sẽ tiếp tục được tập đoàn này đào tạo để đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng kỹ thuật mà tập đoàn đặt ra. Còn đối với lao động phổ thông, Holcim liên kết với các trường dạy nghề của các địa phương mà Holcim có chi nhánh để đào tạo và sẽ sử dụng họ khi cần thiết. Trong quá trình đào tạo đối tượng lao động này vẫn có lương như lao động chính thức của Holcim. Hiện nay, Công ty xi măng Holcim Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã có kế hoạch liên kết đào tạo với trường Dạy nghề Phước Lộc, huyện Tân Thành.

Liên kết đào tạo tại chỗ là một cách giải quyết khá hiệu quả sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của bản thân từng doanh nghiệp và giải quyết được nhiều việc làm cho lao động của địa phương.

Theo Báo Bà Rịa Vũng Tàu

[Trở về]

Các tin khác:
Thiệt hại gần 60 tỷ đồng do cơn bão số 9 (18-12-2006)
Thiệt hại nặng nề trong cơn bão số 9 (18-12-2006)
Khánh thành nhà máy thép BlueScope Việt Nam (21-11-2006)
Công nhân ở khu công nghiệp: Nỗi lo nhà ở (13-02-2007)
Bà Rịa – Vũng Tàu: Vốn FDI vào các khu công nghiệp tăng mạnh (21-11-2006)
Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH POSCO - Việt Nam (20-11-2006)
Khu công nghiệp Phú Mỹ I và Đông Xuyên: khởi sắc sau một năm chuyển đổi chủ đầu tư (20-11-2006)
 
 
 
TIÊU ĐIỂM
Kết quả Giám sát môi trường KCN Phú Mỹ 1 Quý 4 năm 2023

Kết quả Giám sát môi trường KCN Đông Xuyên Quý 4 năm 2023

Kết quả Giám sát môi trường KCN Đông Xuyên Quý 4 năm 2023

Kết quả GSMT KCN Đông Xuyên Quý 3 năm 2023

  Kết quả phân tích giám sát môi trường KCN Đông Xuyên

  KH-CN tạo đột phá các lĩnh vực sản xuất, đời sống

  Xây dựng cơ chế đặc thù cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Thông tư 90/2019/TT-BTC: Chưa tạo sức hút cho cảng biển

  DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU TTCN PHƯỚC THẮNG, TP.VŨNG TÀU: Quý II/2020 sẽ khởi công xây dựng giai đoạn 1

  Khánh thành Cảng quốc tế Cái Mép
 
 
QUẢNG CÁO
 
 
     
Test banner bottom
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun