Tiếng Việt | English
Tin mới nhất
  Xem tiếp »  
 
Trang chủ Nhà đầu tư Đăng ký đầu tư Hỗ trợ - tư vấn Liên hệ
 
 
Giới thiệu IZICO
Giới thiệu
Chức năng - Nhiêm vụ
Quy trình đầu tư
Thông tin & sự kiện
Đăng ký đầu tư
KCN Phú Mỹ I
KCN Đông Xuyên
Tư vấn - Hỗ trợ
Cơ hội nghề nghiệp
Thông báo
 
Thăm dò dư luận 
 
Theo bạn, hệ thống website IZICO như thế nào?
 
Tuyệt vời
Tốt
Khá
Trung bình
Kém
Quá tệ
Ý kiến khác
 
 
 
Ngành công nghiệp phát triển đúng định hướng.
Thứ Tư, 21/10/2015, 07:07 [GMT+7]
In bài này
.

Công nghiệp được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng hơn 54% trong cơ cấu kinh tế của BR-VT. Trong 5 năm qua, ngành công nghiệp có bước phát triển nhanh, tạo được nhiều sản phẩm mới giá trị cao.

Sản xuất thép tại Nhà máy thép Posco SS Vina (KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành).
Sản xuất thép tại Nhà máy thép Posco SS Vina (KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành).

Thêm nhiều sản phẩm chủ lực

Sau 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và sau 3 năm kể từ ngày khởi công xây dựng, cuối tháng 6-2015, tại KCN Phú Mỹ I (huyện Tân Thành), Công ty Posco SS Vina đã tổ chức khánh thành nhà máy thép thanh và thép hình cỡ lớn. Dự án Nhà máy thép Posco SS Vina nằm trong quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư tại Văn bản số 1881/VPCP-QHQT ngày 24-3-2010. Ông Kim Jin Il, Giám đốc Công ty Posco SS Vina cho biết, được triển khai từ năm 2012 với số vốn đầu tư 600 triệu USD, Posco SS Vina đã đầu tư cảng chuyên dụng để bốc xếp nguyên liệu và thành phẩm của nhà máy thép hình, thép thanh và luyện phôi bằng điện với công suất 1,2 triệu tấn/năm. Nhà máy vừa có thể sản xuất thép hình H, U, V, vừa có kế hoạch sản xuất loại thép hình V không đều cạnh, là nguyên liệu cao cấp đang được sử dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu. Thép được sản xuất tại nhà máy có chiều dài từ 6-12m, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường. Nhà máy của Posco SS Vina giải quyết việc làm cho hơn 800 lao động, trong đó có nhiều lao động tại địa phương và các vùng lân cận.

Đa phần dự án đầu tư trong 5 năm trở lại đây đều sử dụng công nghệ hiện đại, sản phẩm làm ra có chất lượng và sức cạnh tranh tốt trên thị trường. Một số ngành hiện đang nắm giữ công nghệ tiên tiến nhất trong cả nước như thép, xi măng, đóng tàu... Ngành đóng tàu đang là một thế mạnh của địa phương. Từ cuối năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch ngành đóng tàu Việt Nam, trong đó KCN Đông Xuyên (TP.Vũng Tàu) được chọn nằm trong vùng quy hoạch gắn với phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Nhiều DN ngành đóng tàu đã đầu tư đổi mới công nghệ, hàng năm xuất xưởng nhiều con tàu giá trị lớn. Công ty TNHH Vard Vũng Tàu (KCN Đông Xuyên, TP.Vũng Tàu) là một ví dụ. Hiện tại, Công ty đang có khoảng 1.400 lao động làm việc thường xuyên. Ông Trần Thanh Bình, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Vard Vũng Tàu cho biết, Công ty đặt mục tiêu xây dựng một nhà máy đóng tàu có thể đóng những con tàu chuyên dụng hiện đại, do đó đã đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, trong đó có cầu cảng neo đậu được tàu chuyên dụng đến 7.000DWT và ụ nổi dùng để hạ thủy tàu có chiều dài 120m, chiều rộng lòng 32m và có sức nâng 7.500 tấn. “Tính đến thời điểm này, chúng tôi đã bàn giao 11 tàu các loại cho khách hàng Mỹ, Na Uy, Úc, Singapore. Hiện Công ty đang có 6 đơn hàng đóng tàu, bảo đảm công việc cho người lao động đến quý IV-2016. Doanh thu của Công ty đạt 1.000 tỷ đồng/năm”, ông Trần Thanh Bình cho hay.

Sản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH Đông Phương Vũng Tàu.
Sản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH Đông Phương Vũng Tàu.

Cơ cấu chuyển dịch mạnh mẽ

Theo bà Bùi Thị Dung, Giám đốc Sở Công thương, 5 năm qua (2011-2015), cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo đúng định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ V đề ra, đó là giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến. Trong đó, công nghiệp chế biến có tỷ trọng tăng dần từ 41,15% năm 2010 lên 52,01% năm 2015; công nghiệp khai khoáng giảm từ 49,64% năm 2010 xuống còn 40,87% năm 2015. Tính đến nay, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đã thu hút 148 dự án FDI với 10,76 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 49% tổng số dự án và 40% tổng vốn đăng ký). Tỉnh đã thu hút được các dự án sản xuất của các thương hiệu lớn trên thế giới như Nike (Công ty TNHH Đông Phương Vũng Tàu, Công ty TNHH Sản xuất giày Uy Việt)...

Một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh là may mặc và giày da đã có kết quả xuất khẩu khá ấn tượng trong 5 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua mỗi năm và sản phẩm vào được các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Giai đoạn 2011-2015, kim ngạch xuất khẩu 2 ngành này luôn nằm tốp đầu các mặt hàng chủ yếu của tỉnh với 384 triệu USD (giày da) và 180 triệu USD (may mặc). Tỉnh đã lựa chọn được 12 dự án sử dụng công nghệ cao, tiêu tốn ít năng lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, có sức lan tỏa thu hút công nghiệp hỗ trợ và các dự án khác. Tổng vốn đăng ký của các dự án này đạt 224,41 triệu USD và 26.870,292 tỷ đồng, gồm: Nhà máy sản xuất hợp chất Zirconium Việt Nam; Nhà máy sản xuất khí công nghiệp và khí y tế Linde Việt Nam; Nhà máy sản xuất sợi, vải Haosheng Vina; Nhà máy sợi Dunatex; Xưởng pha trộn hóa phẩm chuyên dụng phục vụ ngành công nghiệp dầu khí; Nhà máy dệt TahTong Việt Nam; Công ty TNHH Bột mì CJ-SC Toàn Cầu; Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời; Nhà máy chế biến khí Nam Côn Sơn 2…

Trong giai đoạn tới, công nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của địa phương, do đó tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2020, xét đến năm 2025 với mục tiêu là phát triển công nghiệp nhanh, bền vững, tập trung về chất, đưa BR-VT trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Để hiện thực hóa mục tiêu này, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung 9 lĩnh vực ưu tiên phát triển, bao gồm: cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, khai thác dầu khí, công nghiệp hóa chất… “Đặc biệt là cùng với quy hoạch công nghiệp, tỉnh đã có quy hoạch phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ để tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu. Có thể nói, đến giai đoạn hiện nay, quy hoạch ngành công nghiệp trên địa bàn đã đáp ứng được định hướng chung của tỉnh “đi trước đón đầu”, phát triển công nghiệp công nghệ cao, mạnh về kinh tế biển”, bà Bùi Thị Dung cho biết thêm. 

Bài, ảnh: THẢO PHƯƠNG

Nguồn: Báo Bà Rịa Vũng Tàu

[Trở về]

Các tin khác:
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại BR-VT (27-07-2015)
 
 
 
TIÊU ĐIỂM
Kết quả Giám sát môi trường KCN Phú Mỹ 1 Quý 4 năm 2023

Kết quả Giám sát môi trường KCN Đông Xuyên Quý 4 năm 2023

Kết quả Giám sát môi trường KCN Đông Xuyên Quý 4 năm 2023

Kết quả GSMT KCN Đông Xuyên Quý 3 năm 2023

  Kết quả phân tích giám sát môi trường KCN Đông Xuyên

  KH-CN tạo đột phá các lĩnh vực sản xuất, đời sống

  Xây dựng cơ chế đặc thù cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Thông tư 90/2019/TT-BTC: Chưa tạo sức hút cho cảng biển

  DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU TTCN PHƯỚC THẮNG, TP.VŨNG TÀU: Quý II/2020 sẽ khởi công xây dựng giai đoạn 1

  Khánh thành Cảng quốc tế Cái Mép
 
 
QUẢNG CÁO
 
 
     
Test banner bottom
thiet ke web thiet ke web hcm thiet ke web vung tau thiet ke web gia vang hoa dat hoa dat son nuoc son nuoc noi that binh sua tre em san xuat moc khoa may ao thun